Trần thạch cao Nam ngọc - Trần thạch cao giá rẻ Hà Nội

Hotline: 0989.215.078 ĐT: 0975.584.687

Liên hệ với chúng tôi

facebook icon tran twiter icon tran google icon tran youtube icon tran

Tìm Hiểu Chúng Tôi Trên Youtube

TỔNG SỐ LƯỢT XEM TRANG

khoảng cách tiêu chuẩn khung xương vách thạch cao ốp tường

Kích thước chuẩn cách gia cố hệ khung xương vách thạch cao chịu lực, khoảng cách khung xương vách thạch cao? Tiêu chuẩn nghiệm thu khung xương vách thạch cao, giá làm vách ngăn ốp tường thạch cao tại Hà nội, hướng dẫn cách tự thi công vách thạch cao đúng quy trình kỹ thuật. Là những vấn đề mà rất nhiều chủ nhà quan tâm và tìm hiểu, trong bài viết này chúng tôi sẽ cho các bạn câu trả lời thuyết phục nhất về những vấn đề đó. Xem thêm tiêu chuẩn khoảng cách khung xương trần thạch cao. Thi công trần thạch cao, vách ngăn phòng rất đa dạng về mẫu mã chủng loại, kinh phí cũng vì thế mà thay đổi theo từng loại khác nhau hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi Call:  098.92.15078 để được tư vấn trực tiếp chuyên nghiệp về giá trần thạch cao về vách thạch cao, tham khao thêm top 48 mẫu trần thạch cao phòng khách.
    I. Vậy vách ngăn bằng thạch cao là gì?
     Vách ngăn là một hệ thống sử dụng các vách ( gồm khung xương và tấm thạch cao) để chia các phòng và trang trí nội thất căn phòng. Khi sử dụng vách ngăn, ta dễ dàng đổi thay thiết kế không gian và bố trí nhanh gọn cho căn phòng khi cần tạo các phòng nhỏ theo ý thích từ phòng ban đầu. Hệ khung Vách ngăn thạch cao, cấu tạo cơ bản và quy cách thi công đúng quy trình tiêu chuẩn nghiệm thu kỹ thuật của hệ vách ngăn phòng
     Ứng dụng đa dạng của vách:
Đây là hệ thống vách ngăn được ứng dụng rộng rãi trong các cao ốc,  tòa nhà văn phòng, chung cư, khách sạn, nhà dân, nhà xưởng, khu công nghiệp
+ Vách ngăn sử dụng trong văn phòng, nhà dân thường là vách ngăn nhẹ, có một hệ khung xương với khả năng chịu lực bên trong tốt, trên bề mặt ở hai bên có thể được bao phủ lên bởi các loại vật liệu khác như: tấm chịu nước hoặc thạch cao, sau đó nó được xử lý từ các đường giáp nối đến sơn bả. Sau khi thi công xong, sản phẩm trông giống như là một bức tường được xây thật chứ không phải lắp ghép, rất vững chắc và đẹp
+ Ngoài ra, để tăng những tính năng tốt vốn có của trần thạch cao, người ta có thể cho thêm vào trong vách ngăn những vật liệu chống cháy, vách thạch cao cách âm, trần thạch cao chống nóng nhiệt. đảm bảo văn phòng của bạn sẽ trở nên rất tuyệt vời nhờ những tính năng của loại vật liệu này.
+ Ta có thể sử dụng nhiều tấm vật liệu khác biệt cho hệ Vách ngăn nhẹ để thích hợp với công năng của tòa nhà. Ví dụ: Sử dụng một chiếc tấm thạch cao đạt tiêu chuẩn/chống cháy/tấm thạch cao siêu chống ẩm với độ dày tương ứng là 9mm, 12,5m
+ Đối với những khu vực có khả năng tiếp xúc với nước nhiều, có khả năng ẩm ướt cao hoặc hay phải trực tiếp tiếp xúc với nước, nên sử dụng tấm với khả năng chịu nước cao (tấm chịu nước chuyên dụng) làm vách cho nhà vệ sinh, làm tường bao bên ngoài nhà. Vừa phá cách độc đáo mà đảm bảo tấm thạch cao luôn bền đẹp.
+ Đối với các phòng thu âm, phòng hát Karaoke, phòng nghe nhạc, phòng xem phim, …….ta nên sử dụng kết hợp với tấm cao su tổng hợp cách âm, bông thủy tinh, tấm sợi khoáng tiêu âm thanh hay tấm thạch cao giảm ồn để làm vách ngăn chuyên dụng, đảm bảo sẽ không tạo tiếng ồn, nhiễu âm đối với những phòng đặc biệt này.
- Ưu điểm nổi bật: Thay cho tường xây ngăn phòng, nhẹ, thời gian thi công ngắn, giá vách thạch cao rẻ
- Phân khúc khách hàng: từ trung bình tới sang trọng, đẳng cấp.
- Đặc điểm: Khung xương thường là tôn mạ kẽm, tấm vách thường là tấm trần thạch cao tiêu chuẩn hoặc tấm siêu chịu ẩm dày 9mm hoặc 12,5mm. Có thể treo đồ trực tiếp lên tấm vách thạch cao bằng cách sử dụng các loại nở xòe chuyên dụng. Vách ngăn có thể cách âm, cách nhiệt tốt khi chèn thêm lớp bông thủy tinh. 
         
     


II. Cấu tạo và khoảng cách tiêu chuẩn  nghiệm thu khung xương vách thạch cao ngăn phòng bao nhiêu là hợp lý. hệ khung bao gồm:                                                                  
1, Thanh đứng: là thanh chịu lực để đỡ hệ vách ngăn có dạng mặt cắt chữ C, khoảng cách các thanh đứng có 2 cách thi công thông thường thanh đứng cách nhau là 610mm có đố ngang và 404mm không có đố ngang, tham khảo thêm mẫu trần thạch cao đẹp
2, Thanh ngang: được liên kết với thanh đứng bằng vít tán hoặc vít cúc để giúp định vị các thanh chính có dạng chữ U , và liên kết hệ khung vách thạch cao với trần, tường nguyên thủy nằng nở sắt hoặc vít đen nếu là tường thạch cao
3, Tấm thạch cao: Được liên kết với thanh đứng và thanh ngang bằng vít đen để tạo thành vách, xem thêm tho lam tran thach cao
4, Các phụ kiện của khung vách ngăn: gồm vít nở giữ khung với tường sàn và vít bắn giữa tấm vào khung
Lưu ý: - Có ba kích thước thanh đứng(gọi là U đứng) và thanh ngang(gọi là U nằm) được sử dụng nhiều nhất U đứng 51 - Unằm 52 VÀ U đứng 64 - U Nằm 65 HAY U đứng 75 – U nằm 76
             -  Có 2 cách đi xương theo khoảng cách U đứng khách nhau. Nếu khoảng cách u đứng cách nhau là 610mm thì có sử dụng thanh ngang ở những điển nối tấm cách nhau 1220mm. Nếu khoảng cách u đứng là 404mm thì không cần sử dụng thanh ngang.
             - Chiều cao vách nếu cao hơn 3,5m nên gia cố thêm sắt hộp mạ kẽm bên trong hệ khung vách để chịu lực .
      III. Trần vách thạch cao có chịu được lực và chịu được va đạp hay không? Vách thạch cao có treo được đồ, vật nặng? Giải pháp chịu lực, chịu va đập tối ưu nhất cho thợ làm trần vách thạch cao đó là phương pháp gia cố thêm hệ sắt hộp mạ kẽm bên trong khung xương ốp tường thạch cao để treo đồ hiệu quả.
Giải pháp chịu lực, chịu va đập tối ưu nhất cho hệ trần và khung vách thạch cao đó là gia cố:  tham khảo giá trần thạch cao
-       Giải pháp gia cố thêm hệ sắt hộp kẽm đảm bảo hệ trần, vách trong công trình có thể làm việc bình thường, giảm thiểu khả năng xảy ra sự cố đổ, sập.
-       Khi gia chủ, chủ đầu tư có yêu cầu về mức độ chịu lực của một số hạng mục trong công trình, hoặc trong một số trường hợp các giải pháp thiết kế thông thường không đảm bảo được sự ổn định của kết cấu hoặc vượt ra ngoài các tiêu chuẩn quy định, chúng ta cần giải pháp gia cố để hoàn thành các yêu cầu về chịu lực
-       Giải pháp gia cố đáp ứng được các nhu cầu mong đợi của gia chủ như treo thêm các vật dụng lên hệ trần, vách … Đồng thời thay thế được các giải pháp thiết kế khác tốn kém hơn như xây thêm kệ, giá đỡ,…
-       Tùy vào tính chất chịu lực, chịu va đập của từng công trình mà chúng ta sử dụng hệ khung xương và tấm thạch cao cho nhất quán sẽ đạt được hiệu quả cao nhất.
+Giải phát chịu lực - Khung xương: là phần cấu tạo, định hình kết cấu cho hệ tường và giữ vững hệ thống. Nên chọn loại khung vĩnh tường E-wall hoặc V-WALL.
+Tấm thạch cao: là phần tạo lớp ngăn cách không gian, và tính thẩm mỹ cho căn phòng. Nên chọn tấm thạch cao tiêu chuẩn Gyproc, với độ dày 9mm 12.5mm
+ Vít và tắc-kê chuyên dụng: Sử dụng loại tắc-kê bướm để có khả năng chịu lực tốt hơn
+Giải pháp chịu va đập: Những khu vực thường xuyên chịu va đập, nên sử dụng tấm thạch cao chịu va đập Gyproc Duraline hoặc tấm xi măng sợi gỗ DURAflex. Giải pháp này phù hợp cho các khu vực hành hang, thang máy, các khu vực đông người qua lại như siêu thị, nhà hàng, các khu vực công cộng…
    Công trình, vị trí cần sử dụng giải pháp gia cố: nhà xưởng hoặc công trình có trần quá cao, một số vị trí cần treo vật dụng trên trần và vách (vị trí treo tivi, đèn, cửa thăm trần,…)
     Như vậy sau bài viết này chúng tôi đã làm rõ thêm một số vấn đề còn băn khoan của rất nhiều chủ nhà về khoảng cách và tiêu chuẩn nghiệm thu đối với hệ khung xương vách ngăn thạch cao. Quý khách hàng có thể yên tâm hoàn toàn với khả năng chịu lực, chịu va đập, khả năng treo đồ vật nặng nên hệ khung vách ngăn thạch cao đã gia cố đúng cách. Hãy liên hệ với Nam Ngọc qua số điện thoại 098.92.15078 quý vị sẽ có những bức tường, trần thạch cao bền, đẹp mà giá thành hợp lý nhất

Dự án liên quan

Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image
Image